Tiếp theo, chúng ta cùng DoveBay tìm hiểu về bài học Tối ưu cấu trúc của Website. Bài học sẽ giúp bạn biết các công việc cần làm để tối ưu website chuẩn SEO về cấu trúc, từ đó sẽ giúp cho bạn biết cách SEO website tốt hơn. Dưới đây là nội dung bài học:

  1. Cấu trúc tổng quan của Website
  2. Tối ưu cấu trúc của Website
  3. Tối ưu DA, PA
    3.1. DA, PA là gì?

    3.2. Phương pháp tăng chỉ số DA, PA
    3.3. Sử dụng công cụ kiểm tra DA, PA

1. Cấu trúc tổng quan của Website

Đây là cấu trúc tổng quan, phân cấp của một Site:

cau-truc-tong-quan-website

Cấu trúc tổng quan của Website chuẩn SEO

Trang chủ: Là trang đầu tiên hiển thị khi truy cập vào domain.

Danh mục cha: Là danh mục sản phẩm hay danh mục bài viết cha, hay còn gọi là Category cấp 1.

Danh mục con: Là danh mục con của danh mục cha, sử dụng trong trường hợp sản phẩm, dịch vụ, hay bài viết được phân nhiều loại nhỏ khác nhau nữa. Có thể phân loại nhiều danh mục con tùy vào loại hình sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, cũng có thể không cần Danh mục con, mà chỉ cần danh mục cha, sau đó đến thành phần các bài viết.

Cấp bài viết: Đây là các bài viết chi tiết, nội dung bài viết hoặc mô tả sản phẩm dịch vụ. Thành phần này chính chiếm đa số và chủ yếu của Website.

Tùy từng lĩnh vực có thể thiết kế số lượng cấp khác nhau, nên tối giản nhất số cấp có thể, giúp người dùng không bị rối, nhưng vẫn bảo đảm cho Website được rõ ràng và khoa học.

Các Website thường sử dụng kiến trúc tối thiểu 3 cấp, và nên ở 3 cấp:

Trang chủ – Danh mục cha – Bài viết.

Kiến trúc Website được tối ưu SEO, hợp lý, sẽ giúp người dùng dễ tìm kiếm thông tin, thích sử dụng Site, từ đó trafic tăng, giúp các bộ máy tìm kiếm đánh giá Site tốt hơn.

2. Tối ưu cấu trúc của Website

2.1. Tối ưu Web theo chuẩn W3C (World Wide Web Consutirum).

W3C là chuẩn được các nhà thiết kế website sử dụng làm thước đo khi thiết kế các website. Tiêu chuẩn đánh giá gồm 3 yếu tố:

Load nhanh – Tương thích các thiết bị/trình duyệt – Tối ưu các SE.

2.2. Breadcrumb

Breadcrumb chính là đường dẫn đến vị trí của bài viết trong một Website, nó cho biết bài viết đang ở vị trí nào trong Website cũng như cho biết người dùng đang ở chỗ nào, từ đó dễ dàng di chuyển đến nội dung tiếp theo.

Trong ví dụ này, Breadcrumb là: Home/Thời trang nữ/Túi xách – Bóp ví nữ/Ba lô nữ

Toi-uu-SEO-Breadcrumb-tren-website

Tối ưu Breadcrumb cho Website

Breadcrumb cũng được coi là một liên kết nội bộ, giúp Spider di chuyển, thu thập thêm thông tin trong Webstie được nhanh chóng.

2.3. Top Menu/Left menu/Right Menu

Top Menu – Menu ngang phía trên

Điện thoại | Laptop | Apple | Tablet | Phụ kiện | Máy đổi trả | Sim thẻ | Xả hàng | Khuyến mãi | Tin hay | Hỏi đáp

Toi-uu-SEO-tu-cac-menu-tren-website-1

Left/Right menu – Menu trái/phải

Tương tự như Menu ngang, thì Menu trái/phải được đặt ở bên trái/phải của trang Web, thay vì đặt ở phía trên cùng của trang Web.

Toi-uu-SEO-tu-cac-menu-tren-website-2

 

2.4. Dropdown Menu – Menu con

Là các menu con của các menu ngang. Ví dụ, khi trỏ chuột vào Menu ngang Điện thoại, sẽ xuất hiện các Dropdown Menu liên quan đến điện thoại như Apple, Samsung, HTC, v, v.

Toi-uu-SEO-tu-cac-menu-tren-website-2

Toi-uu-SEO-tu-cac-menu-tren-website

2.5. Phân trang

Khi trong một danh mục có rất nhiều bài viết không thể trình bày hết trong 1 trang, chúng ta có thể phân ra làm nhiều trang, như trang 1, trang 2, cho đến hết. Cách này giúp cho Spider và người dùng dễ dàng di chuyển từ trang 1 đến các trang khác để lấy thông tin mà không mất nhiều thời gian.

Toi-uu-SEO-tư-yeu-to-Breadcrumb-tren-website

Tối ưu Breadcrumb cho Website

 

2.5. Phân trang

Khi trong một danh mục có rất nhiều bài viết không thể trình bày hết trong 1 trang, chúng ta có thể phân ra làm nhiều trang, như trang 1, trang 2, cho đến hết. Cách này giúp cho Spider và người dùng dễ dàng di chuyển từ trang 1 đến các trang khác để lấy thông tin mà không mất nhiều thời gian.

2.6. Tag bài viết

Cuối bài viết nên đặt mục Tag, chứa các Anchor Text có liên quan với nội dung bài viết. Khi đặt như vậy, các bài viết trong Website có Tag giống nhau (cùng Anchor Text) sẽ được liên kết với nhau. Tức là, khi người dùng click vào Tag sẽ dẫn đến tất cả những bài viết có liên quan.

Việc đặt các Tag bài viết này cũng giống như đặt các Internal Link, các từ đặt trong các Tag chính là các từ khóa cần SEO, giúp cho việc SEO từ khóa đó được hiệu quả hơn.

Ví dụ: TAGS: dạy vẽ móng học làm nail

Toi-uu-tag-bai-viet-cho-web-chuan-seo

Tối ưu tag bài viết cho website chuẩn SEO

2.7. Tab nội dung

Tab nội dung là các mục phân loại chuyên biệt trong dung bài viết, phục vụ cho việc tìm kiếm thêm thông tin về sản phẩm, dịch vụ một cách dễ dàng, nhanh chóng mà không phải di chuyển nhiều.

Trong ví dụ này, có 2 Tab nội dung: Mô tả sản phẩm | Thông số kỹ thuật

Toi-uu-Tab-noi-dung-cho-web-chuan-seo

Toi-uu-Tab-noi-dung-cho-web-chuan-seo

2.8. Trong Website có các Title

Title là thẻ tiêu đề, cần phải có trong cấu trúc Website, là phần được các công cụ tìm kiếm quét đầu tiên để tìm kiếm các chủ đề liên quan với từ khóa người dùng tìm kiếm. Các tiêu đề này không được trùng nhau. Các title gồm:

Tiêu đề Website – Tiêu đề trang Web – Tiêu đề bài viết – Tiêu đề Ảnh

2.9. Trong Website có thẻ Meta Description, ALT

Thẻ Meta Description (thẻ mô tả) được các công cụ tìm kiếm quét làm thông tin hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm (SERP).

Thẻ ALT là thuộc tính trong các file hình ảnh, được các SE quét để hiểu bức ảnh chứa nội dung gì.

2.10. Trong Website có các Heading

Trong website chuẩn SEO cần phải có các thẻ Heading, và nội dung các thẻ Heading không được trùng nhau. Thẻ heading có tác dụng nhấn mạnh phần quan trọng trong Site cho các công cụ tìm kiếm biết.

Thứ tự ưu tiên: H1 – H2 – H3 – H4 – H5 – H6.

2.11. Website có sitemap.xml

Sitemap.xml giúp các bọ của công cụ tìm kiếm lấy thông tin website nhanh chóng hơn.

2.12. Website có Robots.txt

Robots.txt giúp chúng ta điều hướng bọ của các công cụ tìm kiếm khi đi vào Site của mình.

2.13. Footer nên dùng các văn bản

Chân trang nên để các text chứa từ khóa, nhằm tối ưu các từ khóa hơn cần SEO.

2.14. Có thể tạo RSS Feed cho Website

Nếu muốn cho website khác cập nhật tin tức từ website của mình, có thể tạo RSS. Website khác sẽ dùng link RSS của website chúng ta, nhúng vào website của họ. Hoặc chúng ta có thể nhúng trang khác vào trang của mình.

Ví dụ: Truy cập https://dovebay.com/ Ctr U, Ctr F, feed, lấy link RSS)

2.15. Tích hợp mạng xã hội cho người dùng Share.

Mạng xã hội như facebook, zalo đang được sử dụng ngày càng phổ biến bởi sự tiện ích trao đổi thông tin nhanh chóng và miễn phí. Vì vậy, nhúng các nút share, like, hay comment trên website cũng sẽ giúp cho người dùng dễ dàng chia sẻ nội dung trên website lên mạng xã hội, tăng cường traffic tự nhiên. Tuy nhiên, các nội dung comment qua ứng dụng mạng xã hội không nâng giá trị SEO cho bài viết đó trên website.

2.16. Web có chức năng chỉnh sửa, tối ưu đường dẫn URL.

URL cần để dạng tuyệt đối, ít phân cấp, không dấu, các từ cách nhau dấu “-“, đuôi có .html.

VD: https://dovebay.com/thiet-ke-website-ban-hang-online.html

2.17. Tối ưu Content

2.18. Không nhồi nhét từ khóa thiếu tự nhiên trong toàn website

2.19. Tối ưu internal link

Dùng liên kết nội bộ trong các Anchortext, kéo toàn trang trong Site cùng tăng thứ hạng, kéo dài ontime của người dùng trên Site.

2.20. Hạn chế table trong Website

Bảng làm cản trở bọ Google di chuyển trong website, và làm giảm tốc độ load trang.

2.21. Tuyệt đối không dùng Flash (.swf)

Là dạng video có sự tương tác với người dùng, nhưng các công cụ tìm kiếm không đọc được nội dung file này, và chúng bị đánh giá thấp. Hơn nữa sẽ làm giảm thời gian load trang.

2.22. Tối ưu tên miền

Một tên miền thân thiện với bộ máy tìm kiếm cũng sẽ giúp Website dễ được thăng hạng hơn. Dưới đây là một số tiêu chí về tên miền:

Tên miền chứa từ khóa (Domain Keyword): Đây là dạng tên miền được ưu tiên trong kết quả tìm kiếm, vì nó chứa từ khóa SEO. Nếu sản phẩm dịch vụ chúng ta muốn hướng đến rất cụ thể thì cách đặt tên miền này sẽ được khuyến khích lựa chọn.

Độ dài tên miền: Tên miền có độ dài càng ngắn càng tốt, vừa thuận lợi cho việc thiết kế nhãn hiệu, logo, vừa giúp khách hàng dễ nhớ, từ đó tăng khả năng khách hàng trở lại Website, giúp gia tăng lượng traffic.

Tên miền dễ nhớ: Nếu không thể chọn được tên miền ngắn, thì rất cần thiết chọn tên miền dễ nhớ, phát âm nghe giàu âm điệu, nhìn dễ đọc. Tiêu chí này mục đích gắn kết khách hàng và tăng traffic cho Website.

Ví dụ: Yahoo.com, Amazon.com hay Google.com, Umbala.com

Tên miền thân thiện: Là tên miền không gây nhầm lẫn với các tên miền đã có trước, hoặc trùng với thương hiệu đã đăng ký bản quyền sẽ gây phiền toái sau này. Cũng nên chọn tên miền khó hiểu sai, để giảm khả năng khách hàng gõ nhầm tên miền khi muốn truy cập vào Website của chúng ta. Ưu tiên các loại tên miền chỉ có một cách viết, tránh tên miền có lẫn cả ký tự số và text sẽ khiến khách hàng không phân biệt được cách viết. Ví dụ tên miền dễ nhầm lẫn:

– Tongdai68.com: Khi đọc lên khó hiểu 68 là số hay chữ.

– Songlong.com: Khi đọc có thể bị nhầm chính tả giữa S với X, L với N.

Tên miền có tính liên quan: Tên miền nên có sự liên quan đến các dịch vụ, sản phẩm nếu muốn nhanh đi vào tiềm thức của khách hàng, phù hợp với doanh nghiệp cá nhân, doanh nghiệp mới, vừa và nhỏ. Ví dụ: thietketwebsite.com, seotongthe.com.

Tuy nhiên, đối với các thương hiệu lớn, sẽ không quá quan trọng, bởi họ có khả năng làm cho cộng đồng lan truyền và nhớ đến bằng lợi ích đem lại. Cụ thể đây là loại tên miền thương hiệu (Vingoup.com, Google.com, v, v.).

Tên miền nhắm tới vị trí địa lý: Việc này liên quan đến chọn đuôi tên miền, là toàn cầu hay quốc gia. Nếu doanh nghiệp cung cấp sản phẩm toàn cầu thì nên chọn đuôi “.com, .net, .org, v, v.” nếu chỉ cung cấp ở Việt Nam thì có thể nhấn mạnh bằng tên miền dạng đuôi “.vn, .com.vn, .net.vn, v, v.

3. Tối ưu DA (Domain Authority)

3.1. DA là gì?

Làm quen với Domain Authority (DA) và Page Authority (PA) (/ɔ:’θɔriti/)

PA (Page Authority):  Là một chỉ số do SEOMOZ đưa ra để xác định độ uy tín (trust) và độ mạnh của một trang Web (Webpage).

DA (Domain Authority): Là một chỉ số do SEOMOZ đưa ra để xác định độ uy tín (trust) và độ mạnh của một tên miền hay một website. DA được đánh giá dựa trên 3 yếu tố:

Tuổi đời Domain – Mức độ phổ biến Domain – Độ lớn Domain.

Su-dung-mozbar-cong-cu-kiem-tra-DA-PA-website

Su-dung-mozbar-cong-cu-kiem-tra-DA-PA-website

3.1.1. Domain Age (Tuổi đời domain)

Tuổi đời domain tính từ ngày khởi tạo đến thời điểm hiện tại. Tuổi đời domain càng cao thì các máy tìm kiếm càng tin tưởng và đánh giá cao và tác động tích cực đến Domain Authority.

Phương pháp tăng: Mua lại tên miền cũ cùng chủ đề, hoạt động tốt trong quá khứ.

3.2.2. Domain Popularity (Tính phổ biến của Domain) (pɔpju’læriti)

DP được xác định thông qua số lượng backlink và chất lượng backlink trỏ về website. Tức là backlink càng tốt, DP sẽ càng được tối ưu với các bộ máy tìm kiếm.

Phương pháp tăng: Viết bài trên Blog cộng sinh, mạng xã hội, Forum, đặt backlink.

3.3.3. Domain Size (Độ lớn của Website)

DS là yếu tố chỉ số lượng các trang Web trong Website được các bộ máy tìm kiếm index hay lưu trữ. Website càng có nhiều trang được index sẽ càng nâng cao chỉ số DS.

DS cũng được cải thiện nhờ số lượng inboundlink (link trỏ đến) chất lượng – hay Backlink.

Như vậy, hãy xây dựng nội dung thật chất lượng và hữu ích để có nhiều trang được index và có nhiều inbound link.

Phương pháp tăng: Cập nhật nội dung thường xuyên cho site chính, tối ưu internallink.

3.2. Phương pháp tăng chỉ số DA, PA

3.2.1. Mua tên miền có nhiều tuổi đời

Chọn tên miền cùng chủ đề, các chỉ số DA cao, tuổi đời trên 5 năm.

3.2.2. Viết bài đặt backlink trên các site khác

Dùng blog cộng sinh – Guest Blogging

Là hình thức viết bài trên các Blog nổi tiếng, mà có nhiều người truy cập và có cho phép chèn backlink dofollow trỏ về Website của mình. Cách này sẽ giúp nâng cao chất lượng của Backlink, tăng chỉ số Domain Size và Domain Popularity.

Dùng mạng xã hội – Social Bookmarking

Là hình thức đăng bài lên các trang mạng xã hội: Facebook, Twiter, Tumblr, v, v. Cách này còn có chức năng submit link, giúp cho các bộ máy tìm kiếm index bài viết nhanh chóng hơn.

Dùng diễn đàn – Forum

Viết bài trên các forum uy tín là một cách để tăng các chỉ số DS và DP, nhờ vào việc chèn backlink trong bài viết hoặc chữ ký, thảo luận sôi nổi với các thành viên trong diễn đàn. Hãy chọn các diễn đàn có lượng trafic cao, cho phép chèn link vào chữ ký hoặc bài viết với số lượng hạn chế, vì đó là diễn đàn có khả năng được kiểm soát chất lượng.

3.2.3. Cập nhật nội dung thường xuyên

Cập nhật nội dung Website thường xuyên, đều đặn là cách tốt nhất để các bộ máy tìm kiếm hiểu nhanh rằng Website đang sống và hoạt động tích cực. Từ đó sẽ ưu tiên thăng hạng trước những trang có cùng chỉ số khác nhưng không cập nhật thông tin thường xuyên.

3.2.4. Tối ưu Internal link – liên kết nội bộ

Tối ưu liên kết nội bộ giúp cho Spider thu thập thông tin nhanh chóng, tăng thời gian ontime nhờ điều hướng người dùng ở lại Site, kéo toàn bộ các trang trong Site lên cùng, từ đó giúp cải thiện PA và DA. 

3.3. Sử dụng công cụ kiểm tra DA, PA

Cài đặt addon Mozbar: Từ trình duyệt firefox hoặc chrome gõ addons mozbar, sau đó cài tiện tích Mozbar vào cho trình duyệt. Cài thành công sẽ có biểu tượng M trên góc phải trình duyệt.

Đăng ký tài khoản Mozbar và đăng nhập, sau đó sẽ hiển thị các thông số PA và DA, Spam score: đánh giá mức độ spam (nên ở mức dưới 5/17)

(Nếu nâng cấp lên tài khoản MozBar Premium bằng thẻ visa sẽ có nhiều tính năng hơn, như xem backlink. Hiện nay Mozbar cho người dùng hưởng 30 ngày free khi đăng ký MozBar Premium.)

Ví dụ trong hình dưới đây: PA = 71, DA = 93, Spam score = 1/17.

Đến đây, các bạn đã được biết các công việc cần làm khi xây dựng cấu trúc cho website chuẩn SEO rồi phải không nào. Cũng như bạn có thể sử dụng công cụ để kiểm tra chỉ số DA, PA của website.

Tiếp theo, bạn sẽ được tìm hiểu tiếp bài 4: Tối ưu SEO onpage cho website chuẩn SEO.